Khoá học thiết kế vi mạch bán dẫn Analog IC Design and Layout

Khác với thiết kế digital (làm việc với số lượng transistor khổng lồ, từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn tới vài triệu cổng cho một module/block) thiết kế analog thông thường thiết kế mạch với vài chục tới vài trăm transistor, mosfet, điện trở, tụ điện cho một module/cell. Nếu digital, các cell được chuẩn hoá kích thước thì với analog kỹ sư toàn quyền quyết định kích thước. Do đó quy trình, cách thức cũng như công cụ dùng cho thiết kế tương tự sẽ khác nhiều với digital. Tùy thuộc vào mỗi công ty, quy trình chi tiết sẽ có những điều chỉnh phù hợp nhưng tổng quan lại thì là giống nhau.

Chương trình đào tạo Thiết kế Vi mạch Tương tự (Analog IC Design & Layout) tại Trung tâm Đào tạo thiết kế Vi mạch bán dẫn Phenikaa được chuyển giao từ Tập đoàn Synopsys – Tập đoàn EDA số một thế giới đảm bảo mang đến kiến thức và kỹ năng tiên tiến nhất cho học viên. Khóa học cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về Analog IC Design and Layout, từ lý thuyết đến thực hành, giúp học viên tự tin chinh phục mọi thử thách trong lĩnh vực hot nhất hiện nay.

Mục tiêu khóa học:

Đào tạo các kỹ sư vi mạch, có đủ kiến thức và kỹ năng tham gia vào các công đoạn thiết kế Chip Analog như thiết kế nguyên lý và thiết kế Layout ở môi trường công nghiệp.

Học viên sẽ được trang bị các kiến thức như sau:

  • Hiểu được toàn bộ quy trình phát triển Chip bao gồm thiết kế, sản xuất và đóng gói.
  • Hiểu về IO cells, ESD, EDA tools;
  • Hiểu về bán dẫn, các loại linh kiện, cấu trúc CMOS, FinFET và chu trình sản xuất bán dẫn;
  • Phân tích được mạch điện nguyên lý của các mạch Analog từ cơ bản đến phức tạp như single/multiple-stage amplifier, current mirror, opamps, ADC hoặc PLL, các mạch nguồn, …;
  • Layout mạch Analog IC từ layout bằng tay đến layout tự động cho các mạch cơ bản cho đến các loại mạch phức tạp hơn như Opamp, Current mirror, mạch tốc độ cao,…
  • Mô phỏng, verify thiết kế Analog ở mức Schematic và Layout;
  • Phân tích mạch ở các Corners khác nhau, extract các phần tử ký sinh (parasitics), mô phỏng post-layout.

Nội dung chương trình: Bao gồm 4 modules chính với 40 nội dung/chủ đề

Thời gian đào tạo: 03 tháng

Dự kiến khai giảng: tháng 11-12/2025 hoặc ngay khi đủ quy mô tối thiểu 20 học viên/lớp

Lịch học dự kiến: 03 buổi/tuần trong khung giờ 19h00 – 21h00 (các ngày trong tuần) và 09h00 – 17h00 giờ các ngày Thứ 7. (Lịch học có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của người học và công tác tổ chức đào tạo).

Học phí và các thông tin khác: Xem tại đây

Giảng viên:

  • Tiến sĩ Lê Thái Hà;
  • Chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm đến từ Công ty Synopsys;
  • Các giáo sư/tiến sĩ chuyên ngành Thiết kế vi mạch.
  • Các kỹ sư S-Phenikaa giàu kinh nghiệm trong trong việc thiết kế SoC phức tạp;

Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

  • Phòng thực hành PSTC hiện đại với khả năng mô phỏng cho đồng thời hơn 200 học viên.
  • Các công cụ thiết kế sẽ ở cấp độ công nghiệp do Synopsys cung cấp.

Hình thức học: Trực tiếp Địa điểm: Tầng 15, tòa A10, Trung tâm Đào tạo vi mạch bán dẫn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa, Nguyễn Văn Trác, Hà Đông, Hà Nội. Hình thức đăng ký: 

  • Đăng ký trực tuyến và hoàn thành lệ phí tại: Biểu mẫu này
  • Hoặc đăng ký trực tiếp tại: Văn phòng công ty S-Phenikaa, tầng 14, A10, Nguyễn Văn Trác, Hà Đông, Hà Nội.

Hồ sơ đăng kí gồm (xếp theo thứ tự sau):  

  • 01 bản sao văn bằng tốt nghiệp/bảng điểm;
  • 01 bản sao CCCD;
  • 02 ảnh 3×4 làm thẻ học viên (ghi rõ họ tên, ngày sinh, khóa học);

Thông tin liên quan đến khóa học, vui lòng liên hệ qua email pstc@phenikaa-uni.edu.vn hoặc SĐT: 0385.353.504

Chi tiết chương trình đào tạo với 4 modules:

Quyền lợi khi tham gia

Doi tuong hoc vien

Đối tượng tuyển sinh

Đối với người đã có kiến thức, kinh nghiệm cơ bản trong lĩnh vực:
Các đối tượng khác: