Cơ hội rộng mở cho kỹ sư thiết kế vi mạch số
Ngành công nghiệp bán dẫn đang trải qua giai đoạn phát triển bùng nổ, kéo theo nhu cầu cao về nhân lực trong lĩnh vực thiết kế vi mạch số. Theo nhiều báo cáo, thị trường vi mạch toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng đặc biệt tại Việt Nam, khi các tập đoàn lớn nước như Synopsys, Qualcomm, Intel, Samsung, NVIDIA,… đẩy mạnh đầu tư và các tập đoàn công nghệ Việt Nam cũng gia nhập cuộc đua này như Viettel, FPT, CMC,…

Với xu hướng đổi mới công nghệ, thiết kế vi mạch số trở thành một trong những ngành nghề hàng đầu mang lại cơ hội nghề nghiệp và thu nhập hấp dẫn:
- Mức lương cao: Kỹ sư thiết kế vi mạch số có mức lương khởi điểm trung bình từ 15-20 triệu đồng/tháng. Sau 3-5 năm kinh nghiệm, con số này có thể tăng lên 50-100 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực và doanh nghiệp.
- Cứ hội làm việc trong môi trường quốc tế: Kỹ sư vi mạch Việt Nam đang được các tập đoàn lớn chiêu mộ, mang đến cứ hội việc làm tại các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan…
- Thị trường luôn cần nhân lực: Việt Nam đang hướng đến việc trở thành trung tâm bán dẫn khu vực, dẫn đến nhu cầu nhân lực vi mạch không ngừng tăng cao.
Những yêu cầu cần có để trở thành kỹ sư vi mạch số
Thiết kế vi mạch số là một lĩnh vực yêu cầu cao về từ duy và kiến thức chuyên môn. Để bước vào ngành này, bạn cần chuẩn bị:
- Kiến thức nền tảng: Cần vững kiến thức về điện tử số, kỹ thuật số và lý thuyết mạch: hiểu biết về các ngôn ngữ mô tả phần cứng như Verilog, VHDL; nắm rõ nguyên lý hoạt động của các cổng logic, flip-flop, bộ nhớ và kiến trúc vi xử lý… Sinh viên các ngành Điện – Điện tử, Kỹ thuật Máy tính, Viễn thông sẽ có lợi thế khi theo học vi mạch.
- Kỹ năng sử dụng công cụ EDA: Học và thành thạo các ngôn ngữ HDL như Verilog, VHDL; các phần mềm EDA như Synopsys, Cadence, Mentor Graphics.
- Tư duy logic và kỹ năng làm việc nhóm: Vi mạch là ngành yêu cầu khả năng giải quyết vấn đề và phối hợp làm việc với nhiều bộ phận khác nhau. Vì thế, kỹ sư vi mạch số rất cần có tư duy hệ thống giúp tối ưu hóa thiết kế và khả năng làm việc nhóm tốt để cùng phối hợp với các bộ phận khác như kiểm tra, tối ưu hóa, sản xuất.
- Khả năng ngoại ngữ: Tiếng Anh là yếu tố quan trọng trong ngành thiết kế vi mạch, giúp bạn đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, trao đổi với đối tác và làm việc trong môi trường quốc tế. Vì thế, kỹ sư vi mạch số cần nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành và có khả năng viết báo cáo, giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh.

Học thiết kế vi mạch số ở đâu bài bản và chuyên nghiệp?
Trung tâm Đào tạo Thiết kế Vi mạch Bán dẫn Phenikaa – PSTC (Phenikaa Semiconductor Training Center) là địa chỉ đào tạo uy tín giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để bước vào ngành công nghiệp vi mạch:
Học cùng chuyên gia vi mạch
- Tiến sĩ Lê Thái Hà với hơn 16 năm kinh nghiệm, cựu Chủ nhiệm Đề tài & Kỹ sư trưởng dự án Chip 5G DFE của Viettel (2019-2023), đã thiết kế thành công hơn 10 Chip cho 5G, Wireless, AI, xử lý ảnh, DSP, HPC… trực tiếp đứng lớp. TS Lê Thái Hà có kinh nghiệm toàn trình từ hệ thống đến thiết kế chi tiết (RTL, Verification, DFT, Synthesis, STA, P&R, Tape-out), hiểu sâu sắc xu hướng ngành vi mạch, định hướng chiến lược cho kỹ sư trẻ. Với phong cách truyền đạt kiến thức từ cơ bản đến nâng cao một cách dễ hiểu, thực chiến sẽ mang tới những giờ học thú vị và bổ ích cho các học viên.
- Bên cạnh đó, PSTC cũng thường xuyên mời các giảng viên là các chuyên gia vi mạch cao cấp trong và ngoài nước từ các Tập đoàn lớn đến giảng dạy để mang đến cho học viên những kiến thức thực tế và mới nhất trong ngành.
Cơ sở vật chất hiện đại, chuẩn công nghiệp
- Hệ thống server & công cụ mô phỏng hoàn chỉnh
- Hệ thống ảo hóa tiên tiến Zebu Server 4 & Zebu Server 5 – giống môi trường làm việc tại các công ty chip hàng đầu
- Học với các công cụ & công nghệ EDA tiêu chuẩn thế giới (Synopsys, Cadence, Mentor Graphics)
Bài Labs thực chiến, lấy từ dự án Chip công nghiệp
- Chương trình học từ cơ bản đến nâng cao, bao phủ gần như tất cả các khía cạnh quan trọng của Digital IC Design
- Học viên được thực hành với các thiết kế thực tế, giúp học viên nắm vững tư duy thiết kế và triển khai tối ưu
- Tiếp cận các bài giảng chuyên sâu từ Synopsys – hãng EDA hàng đầu thế giới
Quản lý lớp chuyên nghiệp
- Đánh giá tiến độ học viên, hỗ trợ định hướng nghề nghiệp
- Thiết kế các bài phỏng vấn giả lập để giúp học viên tiếp xúc với các câu hỏi thực tế của các công ty vi mạch
- Hỗ trợ networking, kết nối học viên với các cơ hội tuyển dụng trong ngành
Nếu bạn muốn trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và cạnh tranh trong ngành vi mạch, PSTC chính là lựa chọn đúng đắn tương lai.